Bác Hồ với thiếu nhi

Sinh thời, Bác Hồ là người rất yêu quý thiếu nhi. Người luôn dành tình cảm quan tâm đặc biết đối với thế hệ trẻ của đất nước. Những lời dạy và bài viết của Người dành cho lứa tuổi thiếu nhi được xem như một trong những di sản vô giá của dân tộc và thế hệ trẻ nước ta.
Bác Hồ với thiếu nhi
Bác Hồ với thiếu nhi
  Bác Hồ quàng khăn đỏ (của thiếu nhi quốc tế tặng thiếu nhi Việt Nam) cho một đại biểu thiếu nhi Thủ đô tại nhà khách Phủ Chủ tịch khi các cháu đến chúc tết Người nhân dịp xuân Canh Tý, ngày 28/1/1960 (Cháu gái đã vinh dự được Bác Hồ quàng khăn đỏ tên là Nguyễn Thị Đỉnh, học sinh lớp 6 trường cấp II Trưng Vương, Hà Nội).

Bác Hồ với thiếu nhi
Bác Hồ với thiếu nhi
 Bác Hồ gắn huy hiệu cho anh hùng thủy lợi Phạm Thị Vách tại xã Hùng Cường, Kim Động, Hưng Yên năm 1960. Chị Phạm Thị Vách nổi tiếng trong các phong trào thủy lợi “vắt đất ra nước, thay trời làm mưa”, “nghiêng đồng đổ nước ra sông”. Tuổi đôi mươi, chị Vách là kiện tướng thủy lợi. 22 tuổi được phong Anh hùng lao động và hai năm sau, trở thành đại biểu Quốc hội liên tiếp ba khóa III, IV, V. Tự hào hơn, “nữ Sơn Tinh” Phạm Thị Vách đã vinh dự hai lần được nhận Huy hiệu Bác Hồ.
Bác Hồ với thiếu nhi
Bác Hồ với thiếu nhi
Bác Hồ chụp ảnh với 2 cháu thiếu nhi Vũ Thu Giang (bên trái) và Đặng Minh Châu (bên phải). Những ngày ấy, bé Vũ Thu Giang, lúc đó mới 7 tuổi, thường chơi đùa ở cơ quan của mẹ, một cán bộ trí thức giữ cương vị nòng cốt trong Trung ương Hội phụ nữ Việt Nam, gần nơi tổ chức đại hội. Trong giờ nghỉ, bé Thu Giang và Đặng Minh Châu (con gái của Bộ trưởng Bộ tài chính khi đó) được gọi vào ăn cơm cùng với Bác. Ngày khai mạc đại hội, tổ chức sang cơ quan Hội phụ nữ nhờ bé Thu Giang và bé Minh Châu đại diện cho thiếu niên, nhi đồng cả nước dâng hoa mừng Bác Hồ, bác Tôn và các anh hùng, chiến sĩ thi đua.
“Đề nghị khá bất ngờ nên mọi người vội vào rừng hái hoa để chúng tôi dâng tặng các Bác và anh hùng La Văn Cầu, Nguyễn Thị Chiên… Sau đó, chúng tôi được chụp ảnh chung với Người. Trong ảnh, Bác Hồ và chị Minh Châu cười rất tươi nhưng tôi chỉ cười mỉm vì lúc đó đang thay răng nên rất ngại.
Tối hôm đó, bé Thu Giang còn tham gia buổi biểu diễn văn nghệ mừng đại hội, đóng một vai “nhí” trong vở kịch nông dân vùng lên chống thực dân. Lúc diễn, có đoạn giằng co, ruột tượng đựng gạo trên vai rơi ra, gạo bị vãi hết xuống sàn. Kết thúc vở kịch, Bác Hồ lên sân khấu, lấy một mẩu giấy vun các hạt gạo rơi, đổ lại vào một cái hũ”, bà Thu Giang vui vẻ kể lại.
Giờ đây bà đang công tác tại ĐH Xây dựng và ĐH Kinh tế Quốc dân. (Ảnh: Đinh Đăng Định).




Giải Đáp Thắc Mắc

0 nhận xét