Fidel Castro và 638 cách để tiêu diệt Castro

Trong suốt nửa thế kỷ cầm quyền, nhà lãnh đạo huyền thoại của Cuba đã vượt qua nhiều âm mưu ám sát đến nỗi chính ông cũng không tin vào điều đó.
"Nếu thoát khỏi ám sát là một môn thi đấu Olympic, tôi sẽ giành được huy chương vàng", cố lãnh tụ Fidel Castro từng nói. Trong gần nửa thế kỷ, nhà lãnh đạo huyền thoại của Cuba được coi là một trong những mục tiêu ám sát hàng đầu của Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) và các nhóm lưu vong người Cuba.
Fidel Castro
Fidel Castro
Fabian Escalante, cựu giám đốc Cơ quan Tình báo Cuba (DI), từng khẳng định rằng cơ quan này nắm được 638  âm mưu ám sát Chủ tịch Fidel. Escalante là người chịu trách nhiệm bảo vệ ông Fidel trong suốt 49 năm.

'638 cách để tiêu diệt Castro'

Trong những nỗ lực ám sát bất thành, một số được CIA trực tiếp tiến hành, đặc biệt là trong nửa đầu thập niên 1960. Từ những năm 70 trở đi, các vụ ám sát hầu hết được thực hiện bởi những nhóm người Cuba lưu vong do CIA huấn luyện.
Câu chuyện này là nội dung của bộ phim tài liệu "638 ways to kill Castro"(638 cách để tiêu diệt Castro) dài 75 phút trình chiếu trên kênh Channel 4 của Anh hồi năm 2006. Cuốn sách cùng tên viết bởi Escalante, người đóng vai trò quan trọng trong việc đập tan nhiều âm mưu ám sát, cũng đã được giới thiệu.
Fidel Castro va nhung lan thoat chet: 'Don gian la so menh' hinh anh 1
Nhà lãnh đạo Fidel Castro là mục tiêu ám sát hàng đầu của CIA trong gần nửa thế kỷ. Ảnh: Shutterstock.
Read more

Fidel Castro qua đời ở tuổi 90

Nhà lãnh đạo cách mạng huyền thoại Fidel Castro vừa qua đời ở tuổi 90. Cùng với Che Guevara, Fidel là nhà lãnh đạo có ảnh hưởng nhất của phong trào cách mạng các nước Mỹ Latin.
Truyền thông Cuba vừa thông báo tin nhà lãnh đạo huyền thoại Fidel Castro của nước này đã qua đời ở tuổi 90. Ông là nhà lãnh đạo đã dẫn dắt phong trào cách mạng của nước này lật đổ chế độ độc tài Batista vào năm 1959.
Fidel Castro qua đời ở tuổi 90
Fidel Castro qua đời ở tuổi 90
Theo Guardian, Chủ tịch Raul Castro thông báo trên truyền hình quốc gia rằng ông Fidel qua đời vào lúc 22h29 ngày 25/11 (giờ địa phương). Ông Raul Castro cũng cho biết thi hài của cựu chủ tịch Fidel sẽ được hỏa táng vào sáng 26/11. 
Tang lễ của cựu chủ tịch Cuba sẽ được tổ chức ngày 4/12 và cả nước sẽ để tang 9 ngày để tưởng nhớ vị anh hùng dân tộc.
Nha lanh dao huyen thoai Fidel Castro qua doi o tuoi 90 hinh anh 1
Nhà lãnh đạo huyền thoại Fidel Castro. Ảnh: QuotesGram.
Read more

Đại tướng Võ Nguyên Giáp và khoảnh khắc lịch sử ở Điện Biên

60 năm sau chiến thắng Điện Biên Phủ, những người lính năm xưa vẫn không thôi xúc động: Nhờ sự chỉ đạo tài tình, sáng suốt chuyển từ "đánh nhanh, thắng nhanh" sang "đánh chắc thắng chắc" của Đại tướng Võ Nguyên Giáp mà Điện Biên Phủ mới thành công, chúng ta còn được ngồi với nhau đến bây giờ.


       Không được đào tạo tại bất kỳ trường quân sự nào, không trải qua các cấp bậc quân hàm trong quân đội, Võ Nguyên Giáp được phong hàm đại tướng ngày 28/5/1948 theo sắc lệnh 110/SL ký ngày 20/1/1948. Ông trở thành vị đại tướng đầu tiên của Quân đội Nhân dân Việt Nam khi 37 tuổi. Năm 1954, Võ Nguyên Giáp được Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng Lao động tin tưởng trao toàn quyền chỉ huy Chiến dịch Điện Biên Phủ. Trước khi Đại tướng lên đường, Chủ tịch hỏi: "Chú đi xa như vậy chỉ đạo chiến trường có gì trở ngại?", Đại tướng trả lời: "Thưa bác! Chỉ trở ngại là ở xa, khi có vấn đề quan trọng khó xin ý kiến của Bác và Bộ Chính trị". Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: "Tướng quân tại ngoại, trao cho chú toàn quyền quyết định rồi báo cáo sau". Khi chia tay, Chủ tịch chỉ thị: "Trận này rất quan trọng, phải đánh cho thắng, chắc thắng mới đánh. Không chắc thắng không đánh".
Read more

Kí ức về Bến Nhà Rồng - Bác Hồ ra đi tìm dường cứu nước

Nhân kỷ niệm 126 năm sinh nhật của lãnh tụ kính yêu, cùng nhìn lại quãng thời gian nhọc nhằn khi Người hoạt động ở nước ngoài.

Read more

Thầy giáo Nguyễn Tất Thành - Tấm gương sáng cho các thế hệ giáo viên

Sinh ra trong cảnh nước mất nhà tan, lòng yêu nước thương dân sâu sắc đã thôi thúc người thanh niên Nguyễn Tất Thành quyết tâm ra đi tìm đường cứu nước, đưa dân tộc Việt Nam thoát khỏi “đêm trường nô lệ”.
Trên con đường bôn ba tìm đường cứu nước, trở thành lãnh tụ của dân tộc Việt Nam, Nguyễn Tất Thành đã dạy học tại Trường Dục Thanh. Dấu ấn về người thầy và nghề dạy học chỉ được khắc hoạ một phần nhỏ trong toàn bộ cống hiến lớn lao của Chủ tịch Hồ Chí Minh - 1 cuộc đời vì nước, vì dân. Song, đóng góp đó đã, đang và sẽ mãi mãi là tài sản vô giá đối với sự nghiệp giáo dục nước ta và trở thành quan điểm giáo dục mang tính thời đại sâu sắc.

Thầy giáo
Nguyễn Ái Quốc (1933 tại Nga - Ảnh nguồn internet)
Read more

Thầy giáo Nguyễn Tất Thành

Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa kiệt xuất đã để lại cho dân tộc ta, đồng bào ta những giá trị tư tưởng to lớn, đẹp đẽ, có ảnh hưởng sâu rộng đến rất nhiều ngành, lĩnh vực, trong đó có ngành Giáo dục nước nhà. Sinh thời, Bác đã dành nhiều tâm huyết để phát triển sự nghiệp giáo dục của đất nước. Bản thân Người cũng đã từng là thầy giáo trực tiếp truyền thụ tri thức cho học trò.
Nguyễn Tất Thành
Thầy giáo Nguyễn Tất Thành
Trên hành trình từ Huế vào Sài Gòn trước khi ra đi tìm đường cứu nước, năm 1909, chàng thanh niên Nguyễn Tất Thành đã đến Bình Khê, Bình Định thăm thân phụ là cụ Nguyễn Sinh Sắc. Thông qua các mối quan hệ bằng hữu, cụ Nguyễn Sinh Sắc đã nhờ cụ Trương Gia Mô (Nghè Mô) đưa Nguyễn Tất Thành vào Nam. Mùa Thu năm 1910, Nguyễn Tất Thành đến trú tại chùa Phước An, được Hòa thượng Bửu Hiền trụ trì chùa chăm sóc. Nguyễn Tất Thành được cụ Nghè Mô giới thiệu với cụ Hồ Tá Bang để vào dạy học tại Trường Dục Thanh ở Phan Thiết. Trường Dục Thanh, còn gọi là Dục Thanh Học Hiệu (chữ viết tắt của Giáo Dục Thanh Thiếu Niên) là một ngôi trường do các sĩ phu yêu nước ở Phan Thiết sáng lập vào năm 1907 để hưởng ứng Phong trào Duy Tân do cụ Phan Chu Trinh khởi xướng tại Trung Kỳ.
truong duc thanh aKhu Di tích Trường Dục Thanh
Read more